27 kết quả phù hợp với "Nguyễn Trường"
Tiểu thuyết 'Mộng đế vương' (phần 12) - Nguyễn Trường
Dù đã làm một cuộc cách mạng nhân sự rất khôn khéo nhưng Diệu Ứng vẫn lo lắng về lực lượng quân đội ở các quận của ông Lý vô cùng hùng hậu và chúng có cả súng đạn. Để bảo vệ hoàng cung cho mọi trường hợp, Diệu Ứng quyết định tìm mua vũ khí.
Tiểu thuyết 'Mộng đế vương' (phần 11) - Nguyễn Trường
Nguyễn Thành Nam kể lại ngày tháng bị bắt khi tìm đường sang miền Bắc gặp Cụ Hồ. Những người cách mạng vượt Trường Sơn chiến đấu đem lại hòa bình cho đất nước thì cậu Hai cũng vượt Trường Sơn tìm kiếm hòa bình cho dân tộc.
Tiểu thuyết 'Mộng đế vương' (phần 10) - Nguyễn Trường
Nguyễn Thành Nam cùng ba đệ tử đã đi được một tháng nhưng ở Cồn Phụng vẫn không nghe ngóng được tin tức gì. Người đoán cậu đã bị bắt, người lại nghĩ cậu bị tai nạn chiến tranh, bị cọp ăn thịt trong rừng. Cả Cồn Phụng sống trong lo lắng, ai cũng mong tin và cầu cho cậu tai qua nạn khỏi.
Tiểu thuyết 'Mộng đế vương' (phần 9) - Nguyễn Trường
Sự xuất hiện của nhân vật Tạ Văn Lý đã làm thay đổi giang sơn của đạo Dừa tại Cồn Phụng. Ông vốn tốt nghiệp Đại học luật nhưng không chọn làm Nhà nước mà chọn đi theo cậu Hai, bởi ông nhìn thấy tương lai cậu Hai sẽ trở thành giáo chủ của một nền đạo.
Tiểu thuyết 'Mộng đế vương' (phần 8) - Nguyễn Trường
Nguyễn Thành Nam đã khiến cho Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ không thốt lên lời và phải công nhận, khâm phục tài đạo của ông. Những thuyết giảng của Nguyễn Thành Nam cùng việc đọc vị được hết những tính toán, ý đồ chiến lược của Nguyễn Cao Kỳ khiến ông cảm thấy trở nên sáng dạ và muốn trở thành đệ tử của đạo Dừa.
Tiểu thuyết 'Mộng đế vương' (phần 7) - Nguyễn Trường
Nguyễn Thành Nam gặp gỡ Bân Cơ - vị đại sứ của nhiều nước nổi tiếng với nghệ thuật ngoại giao khôn khéo ông vua lật đổ bất cứ nước nào không chịu nghe theo Mỹ. Một ngài đại sứ thép như vậy lại dành cho Nguyễn Thành Nam một sự tiếp đãi trang trọng, thân tình như tiếp một nguyên thủ quốc gia, làm cho sư tổ đặc biệt cảm động và các đệ tử đạo Dừa hết sức hãnh diện.
Tiểu thuyết 'Mộng đế vương' (phần 6) - Nguyễn Trường
Năm 1964, khi chiến trường chiến tranh đặc biệt của Mỹ ở Việt Nam đang diễn ra ác liệt, Nguyễn Thành Nam quyết định rời bờ sông Ba Lai, đưa toàn bộ cơ ngơi về Cồn Phụng. Đây là nơi lý tưởng cho thanh niên các tỉnh trốn lính, bởi Cồn Phụng bị ngăn cách sông nước và luật pháp chế độ Sài Gòn không cho phép bắt sư đi lính.
Tiểu thuyết 'Mộng đế vương' (phần 5) - Nguyễn Trường
Năm 1961, hai miền bị chia cắt bởi con sông Bến Hải, Đạo Nam khó có thể vượt qua vĩ tuyến 17 để ra miền Bắc gặp Cụ Hồ. Trước tình hình không có giấy phép, cũng không thể xin chính quyền Ngô Đình Diệm bởi họ sẽ quy kết là phạm thượng, phản động. Dương Văn Hiền đã bàn với Nguyễn Thành Nam nên thông qua một bước trung gian rồi nhờ Đại sứ quán ở Hà Nội giúp đỡ.
Tiểu thuyết 'Mộng đế vương' (phần 4) - Nguyễn Trường
Một buổi sáng cuối năm 1948, Nguyễn Thành Nam từ giã Thất Sơn trở về quê nhà. Lần này, vẫn có ông thầy bói đại tài đi cùng. Hàng ngày, Nam ngồi trước rạp hát Viễn Tường tịnh khẩu không nói chuyện với ai, chỉ khi bắt buộc phải trả lời, ông mới dùng bút viết.
Tiểu thuyết 'Mộng đế vương' (phần 3) - Nguyễn Trường
Sau hai ngày di chuyển, Nam và thầy bói đã đến núi Tượng (Liên Hoa Sơn) nhưng phải gian nan leo núi, cả hai mới đến được An Sơn Tự. Trong khi thầy muốn Nam vào chùa để giới thiệu anh với các vị trụ trì thì anh lại muốn đi sâu vào rừng để tìm cái huyền diệu nơi núi Tượng.
Tiểu thuyết 'Mộng đế vương' (phần 2) - Nguyễn Trường
Sau ba đêm ở khách sạn Đế Vương, Nam bị vứt ra đường. Anh không dám về nhà, lang thang hết phố này đến đường khác, luôn luôn nghĩ cách để được làm vua. Thay vì mua vé tàu về nhà, anh mua vé đi miền Đông bởi nghe nói trên núi ở Nha Trang có một vị hòa thượng tu đến độ có thể tàng hình.
Tiểu thuyết 'Mộng đế vương' (phần 1) - Nguyễn Trường
Lấy bối cảnh ở Cồn Phụng - một cồn nhỏ giữa sông Tiền Giang, trong giai đoạn 1960 - 1970 nhiều biến động, tiểu thuyết đã làm sáng tỏ giai thoại bí ẩn của Nguyễn Thành Nam - một thầy tu đạo Dừa ẩn dật, thu hút gần 1 triệu tín đồ đến vương quốc tự xưng của ông.
Tiểu thuyết 'Hơn cả tình yêu' (phần 10) - Nguyễn Trường
Dung không chấp nhận sự sắp đặt của cha mẹ, cô quyết định đi tìm tình yêu và sự bình yên mà cô thuộc về. Kết thúc tác phẩm là sự xuất hiện của nhân vật Năm, như một dụng ý của nhà văn về sự suy thoái của không ít cán bộ từng vượt qua bom đạn nhưng lại gục ngã trong dựng xây hòa bình.
Tiểu thuyết 'Hơn cả tình yêu' (phần 9) - Nguyễn Trường
Thành mê đắm Dung đến mức liên tiếp đến nhà tìm cô nhưng không lần nào gặp được. Dù chưa lần nào được nói chuyện riêng với Dung, nhưng Thành luôn tự đắc và suy luận rằng cô cũng thích mình nên anh đã về thưa chuyện tình cảm này với cha mẹ. Từ đây, sóng gió lại bắt đầu đến với Dung.
Tiểu thuyết 'Hơn cả tình yêu' (phần 8) - Nguyễn Trường
Sự xuất hiện của nhân vật Thành - con trai Bí thư Tám đã mở ra một chuỗi sự kiện cho sự tác hợp tình cảm giữa hai gia đình của Thành và Dung. Vẻ đẹp và sự khéo léo của Dung không những khiến các anh thanh niên như Thành say mê mà đến cả mẹ của các anh cũng muốn nhắm cô làm con dâu.
Tiểu thuyết 'Hơn cả tình yêu' (phần 7) - Nguyễn Trường
Cứ ngỡ khi sống đúng với danh phận Hoàng Lan - con gái ông Năm, đời Dung sẽ tươi sáng hơn, nhưng số phận oái oăm không buông tha cô. Sự tủi nhục, uất hận ấy, cô chỉ biết ôm lấy không dám chia sẻ với ai.
Tiểu thuyết 'Hơn cả tình yêu' (phần 6) - Nguyễn Trường
Cuộc sống của Dung đã khác hẳn so với ngày trước. Dù vậy, trong lòng Dung vẫn cảm thấy khó có thể thích nghi và cô chỉ luôn nghĩ đến Thu. Cô quyết đi tìm thăm anh. Liệu Dung có tìm được Thu hay không?
Tiểu thuyết 'Hơn cả tình yêu' (phần 5) - Nguyễn Trường
Ở phần 5 của cuốn tiểu thuyết, sự ra đi của Thu đã một lần nữa khiến Dung bị bỏ lại một mình, cô đơn giữa cuộc đời khó khăn, vất vả. Thu bị buộc cho cái tội ăn cắp một cách vô lí, nhưng không minh oan vì anh biết sẽ không có ai tin mình, vậy nên anh chấp nhận nghỉ việc. Phút giây chia lý giữa Thu và Dung là những giây phút của tình yêu đôi lứa, đầy sự rung cảm và nhiệt thành. Những ngày không có Thu, cuộc sống tại nhà ông Năm của Dung sẽ ra sao?
Tiểu thuyết 'Hơn cả tình yêu' (phần 4) - Nguyễn Trường
Tình cảm của Thu và Dung bắt đầu nảy nở. Dung giờ đây đã lớn hơn, xinh đẹp, vóc dáng cân đối khiến bao người phải ngưỡng mộ. Út Trung - con trai ông bà Năm cũng không thể cưỡng lại trước vẻ đẹp ấy. Vì có tình cảm với Dung nên anh liên tục gây sự với Thu. Biết Dung thân thiết với Thu, anh đã đánh Thu vô cớ và còn đổ cho Thu tội ăn cắp đồng hồ quý với mấy mét vải kate trắng của cha mẹ mình.
Tiểu thuyết 'Hơn cả tình yêu' (phần 3) - Nguyễn Trường
Từ nhà ba Lý, Dung sang ở nhà của ông bà Năm - nơi mà trước khi mất bà Mười đã nói đó mới chính là cha mẹ đẻ của cô. Suốt một tháng sống tại đây, Dung không lúc nào ngơi nghỉ, cô luôn chân luôn tay làm việc, phụ gia đình bà Năm để xứng đáng với miếng cơm mà cô nhận được. Khoảng thời gian này, chú Thu - người làm thân thiết với nhà chủ là người giúp đỡ Dung rất nhiều. Mối quan hệ giữa Thu và Dung sẽ phát triển từ đâu và sẽ diễn ra như nào?
Tiểu thuyết 'Hơn cả tình yêu' (phần 2) - Nguyễn Trường
Ông Năm, vì sự nghiệp cách mạng, phải bỏ con thất lạc. Đứa bé ấy được người đàn bà tên Mười nuôi dạy khôn lớn. Sự thật này mãi đến trước khi mất bà mới dám nói với Dung bởi bà sợ mất đi người con gái nuôi yêu thương của mình. Cô bé đáng thương rơi vào cảnh mẹ mất, lại không có bố, bơ vơ trước sự thật về cội nguồn của bản thân...
Tiểu thuyết 'Hơn cả tình yêu' (phần 1) - Nguyễn Trường
Tiểu thuyết 'Hơn cả tình yêu' của nhà văn Nguyễn Trường là một tác phẩm đặc biệt nói về tình yêu, sự trưởng thành và những mối quan hệ phức tạp trong cuộc sống. Cuốn sách đưa người đọc vào thế giới của Dung và Phong, hai người bạn thân từ thuở nhỏ. Mỗi người đối mặt với những thách thức riêng trong cuộc sống của chính mình.
Kỷ luật Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn
(HanoiTV) - Chiều 6/1, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký quyết định kỷ luật về hành chính với Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn do đã có vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về Đảng bằng hình thức khiển trách.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: Cần đảm bảo an toàn cho nhân viên Trung tâm cấp cứu 11 TP. Đà Nẵng
(HanoiTV) - Chiều 10/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn - Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng đã có mặt tại Trung tâm cấp cứu 115 TP Đà Nẵng nhằm động viên, khích lệ cũng như chỉ đạo đối với công tác phòng, chống dịch tại đây.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn lên đường đến “Bộ chỉ huy tiền phương” chống dịch COVID-19 ở Đà Nẵng
(HanoiTV) - Chiều 31/7, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn cùng các thành viên “Bộ Chỉ huy tiền phương" chống dịch COVID-19 tại Đà Nẵng của Bộ Y tế đã lên đường đến Huế và từ đó đi vào Đà Nẵng.